Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Djokovic – Simon: Kết cục quen thuộc (V3 Wimbledon)

Giành chiến thắng 6/7 lần gặp nhau trước đó, Djokovic đã cho thấy chất lượng vượt trội hoàn hoàn với Simon và điều này tiếp tục được thể hiện tại sân Trung tâm. Những game đấu đầu tiên diễn ra khá giằng co, ngay cả khi Djokovic có được break đó cũng chưa phải là bước ngoặt bởi sau đó rất nhanh Simon đã đoạt lại được break từ tay của đối thủ.
Set đầu tiên chỉ được quyết định nhờ đẳng cấp của Nole khi anh bẻ break thời điểm dẫn trước 5-4 để vượt lên. Set thứ hai diễn ra với kịch bản gần như tương tự, Djokovic giành break, Simon cân bằng luôn trong game sau đó. Tuy nhiên lần này tay vợt Pháp đã không thể duy trì được lâu do mắc phải những sai lầm trong game cầm giao bóng cuối cùng của set đấu.
Djokovic – Simon: Kết cục quen thuộc (V3 Wimbledon) - 1
Djokovic thắng thuyết phục
Bước sang set thứ ba, Simon đã chơi hết sức quyết tâm và có được break ngay trong game giao bóng đầu tiên, tuy nhiên sau đó Djokovic đã nhanh chóng cân bằng được thế trận. Trong thời điểm đang giằng co, tay vợt Serbia đã gặp phải chấn thương từ một nỗ lực cứu bóng.
Sau khoảng thời gian nhận được chăm sóc từ bác sỹ, Djokovic đã trở lại và chơi hết sức chắc chắn. Chính sự lỳ lợm của anh đã khiến Simon không thể duy trì hy vọng kéo dài.
Thông số trận đấu
Djokovic
6-4, 6-2, 6-4
Simon
7
Aces
3
2
Lỗi kép
4
47/80 = 59 %
Tỷ lệ giao bóng 1
54/103 = 52 %
36/47 = 77 %
Giao bóng 1 ăn điểm
35/54= 65 %
15/35 = 45 %
Giao bóng 2 ăn điểm
19/49 = 39 %
123 MPH
Giao bóng nhanh nhất
125 MPH
112 MPH
Trung bình giao bóng 1
112 MPH
92 MPH
Trung bình giao bóng 2
97 MPH
27/36 = 75 %
Điểm trên lưới
6/14 = 43 %
7/14 = 50 %
Điểm break
3/7 = 43 %
49/103 = 48 %
Điểm trả giao bóng
29/80 = 36 %
31
Điểm winners
23
23
Lỗi tự đánh hỏng
28
100
Tổng số điểm
83

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Nghi án mẹ tâm thần sát hại con trai 8 tuổi

Khoảng 16h30 ngày 22/6, tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra vụ án vô cùng thương tâm khi một bé trai 8 tuổi bị giết chết một cách rất dã man với nhiều vết chém vào cổ.
Nạn nhân là cháu Nguyễn Lý Thành Long (SN 2006,) bị mẹ đẻ là chị Nguyễn Thị Lý (SN 1983) dùng dao chém nhiều nhát vào đầu, cổ, gáy và chân, tay dẫn đến tử vong trên đường đi cấp cứu.
Được biết, Lý đã ly dị chồng được 2 năm. Sau khi ly dị, người chồng vào miền Nam sinh sống, cháu Long về ở với mẹ từ đó đến nay.
Hàng xóm cho biết, vợ chồng Lý trước khi ly hôn có những mâu thuẫn và hay cãi vã to tiếng với nhau. Sau khi ly hôn, Lý bán hàng tạp hóa và cà phê.
Nghi án mẹ tâm thần sát hại con trai 8 tuổi - 1
Cửa hàng tạp hóa – quán cà phê xảy ra vụ án

Bà N.T.H, hàng xóm của gia đình nạn nhân kể lại: “Khoảng hơn 4h chiều khi tôi bế cháu ra đây thì nghe thấy bà ngoại cháu Long kêu cứu. Tưởng cháu bị ngã nên tôi đã hô hào hàng xóm, người đi đường vào cứu cháu nhưng khi nhìn thấy cảnh tượng máu me và cháu Long trên giường tôi đã cảm thấy thực sự bị sốc. Trên người cháu có rất nhiều vết chém, đầu và tay phải của cháu như gần rơi ra, thật sự là rất thương tâm.”

“Sau khi gây án, chị Lý gọi bà ngoại cháu Long và bảo con giết chết thằng Long rồi mẹ gọi công an đến bắt con đi” bà H. cho biết thêm.

Anh Trần Văn N, hàng xóm của gia đình cho biết, cháu Long rất ngoan và học giỏi. Hàng ngày, cháu vẫn cùng mấy đứa nhỏ trong xóm thả diều ở gần đây, 2 mẹ con cũng không thấy cãi nhau hay mắng chửi gì.

Theo người dân cho biết, Lý có dấu hiệu của bệnh trầm cảm từ nhiều năm nay. Anh Nguyễn Văn Thành (chồng cũ của Lý) vừa lấy vợ mới trong miền Nam và đây có thể là nguyên nhân khiến Lý tước đoạt mạng sống của con trai 8 tuổi.
Theo Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Nguyên nhân chính dẫn tới sự việc này là do “tiêu cực cá nhân và quá căm phẫn chồng đi lấy vợ khác nên chị Lý đã không kiểm soát được hành vi và đã ra tay chém chết con trai mình”.

Lời khai của người mẹ sát hại con trai 8 tuổi

Thượng tá Hà Văn Chí- Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Lý (SN 1983, trú xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) về hành vi “giết người”. Theo đó, chiều ngày 22/6, Nguyễn Thị Lý đã dùng dao chém nhiều nhát vào cổ, đầu con đẻ là cháu Nguyễn Lý Thành Long (8 tuổi) khiến cháu tử vong tại chỗ.
Theo xác minh của cơ quan Công an, năm 2004, Nguyễn Thị Lý kết hôn với anh Nguyễn Văn Thành (SN 1982, Vĩnh Phúc). Năm 2006 vợ chồng anh Thành sinh cháu Nguyễn Lý Thành Long. Trong quá trình sinh sống, Lý yêu cầu anh Thành phải ở rể. Tuy nhiên, do là con cả trong nhà, lại là con trai duy nhất nên anh Thành không chấp thuận yêu cầu này. Từ đó giữa hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, năm 2010 cả hai đưa nhau ra tòa để giải quyết ly hôn.
Sau khi ly hôn, Lý đưa cháu Long về ở nhà bà Nguyễn Thị Hường (SN 1959, mẹ đẻ của Lý) ở thôn Vườn Quan (xã Đạo Đức) và mở một cửa hàng bán hàng tạp hóa. Tuy đã ly dị nhưng thỉnh thoảng anh Thành vẫn lên thăm con và Lý cũng cho cháu Long về quê nội thăm gia đình nhà chồng.
Lời khai của người mẹ sát hại con trai 8 tuổi - 1
Di ảnh cháu bé đáng thương
Cách đây gần hai tuần, anh Thành đã cưới vợ mới. Bản thân Lý vẫn còn rất yêu chồng nên trong 4 năm qua, nhiều lần Lý đưa con về nhà chồng và đề nghị anh Thành nối lại tình cảm vợ chồng nhưng anh Thành kiên quyết từ chối.
Ngày 20/6, anh Thành có lên nhà vợ cũ và xin phép Lý cho cháu Long đi vào tỉnh Lâm Đồng để ăn cưới người nhà nhưng Lý không đồng ý. Sau khi anh Thành đi được khoảng một ngày, nghĩ đến cảnh chồng cũ đưa vợ mới vào Lâm Đồng, Lý nảy sinh ghen tuông. Biết con trai là cháu đích tôn của đằng nội nên Lý nảy sinh ý định giết cháu Long để trả thù chồng.
Theo lời khai của Lý, khoảng 13 giờ ngày 22/6, sau khi ăn cơm xong, Lý cùng con trai vào buồng ngủ trưa. Khi con trai đã ngủ say, Lý nằm trằn trọc mãi không ngủ được, cứ nghĩ đến việc chồng đi lấy vợ khác là cơn ghen tuông trong người Lý lại trỗi dậy.
Để trả thù chồng, Lý đã nảy sinh ý định giết cháu Nguyễn Lý Thành Long. Khoảng 15 giờ cùng ngày, khi con trai đã ngủ say, Lý đi xuống bếp lấy con dao phay (loại dao thái phở) dài khoảng 40cm mang lên buồng chỗ cháu Long đang nằm ngủ rồi chém nhiều nhát liên tiếp vào cổ cháu Long.
Giết xong con trai, người phụ nữ này ngồi trên giường hàng giờ đồng hồ, sau đó gọi cho mẹ đẻ là bà Nguyễn Thị Hường đến để lo mai táng cho cháu Long.
Lời khai của người mẹ sát hại con trai 8 tuổi - 2
Nguyễn Thị Lý
Từ khi vụ việc xảy ra, bà Nguyễn Thị Hường (mẹ Lý), như suy sụp hoàn toàn. Bà nằm thu mình trên chiếc giường trong căn nhà cấp bốn, tránh mọi sự giao tiếp của mọi người xung quanh.
Trong khi đó, trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Tín Nghĩa (ông nội cháu Long) cho biết, thời điểm xảy ra sự việc, anh Thành cùng vợ mới cưới và mẹ đẻ đang trên đường vào miền Nam để dự đám cưới của một người thân trong họ. Khi xe khách đi đến tỉnh Khánh Hòa thì nhận được tin dữ, anh Thành vội vàng xuống xe, mua vé máy bay về quê để lo hậu sự cho con trai. "Sao nó lại giết thằng bé, thằng bé có tội tình gì đâu mà lỡ sát hại chứ”- ông Nghĩa nghẹn ngào.
Hiện Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt tạm giam người mẹ này để phục vụ công tác điều tra.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

“Nhân tài Đất Việt - Giải thưởng của xã hội, do xã hội và vì xã hội”

Phát biểu trong buổi lễ phát động và giao lưu giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 tại phía Nam vào chiều 25/6, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Tổng biên tập báo Dân trí cho biết giải thưởng NTĐV là một giải thưởng của xã hội, do xã hội và vì xã hội.

Thực hiện clip: Quốc Phan
 
Chiều 25/6, tại trường ĐH Bách khoa TPHCM diễn ra buổi giao lưu Phát động giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 (NTĐV) và trao học bổng khuyến học “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt”. Tham dự buổi giao lưu có sự hiện diện của ông Bùi Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Thông tin và quan hệ Công chúng- VNPT; ông Phạm Tuấn Anh- Phó Tổng biên tập báo điện tử Dân trí, đại diện của VTV, TS Nguyễn Long - đại diện Ban Giám khảo, Ban Tổ chức, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, lãnh đạo trường ĐH Bách khoa TPHCM, các nhà khoa học, đại diện các nhà tài trợ, các cơ quan thông tấn báo chí… Ngay đầu giờ chiều, gần 1.000 sinh viên của một số trường Đại học trên địa bàn TPHCM cũng đã đến tham dự chương trình giao lưu.
Gần 1000 sinh viên các trường ĐH tại TPHCM tham dự
Gần 1000 sinh viên các trường ĐH tại TPHCM tham dự buổi giao lưu

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng, VNPT cùng VTV và Báo Dân trí đồng tổ chức đã bước vào năm thứ 10 (2005 - 2014). Giải thưởng năm nay sẽ có nhiều đổi mới mạnh mẽ và những hoạt động đặc biệt. Tiếp nối thành công của chương trình Họp báo Phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt tại Hà Nội vừa qua, Ban tổ chức tiếp tục phát động Giải thưởng này đến những người yêu thích Khoa học, Công nghệ Thông tin trong khu vực phía Nam. 
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó tổng biên tập Báo Dân trí phát biểu tại lễ phát động.
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó tổng biên tập Báo Dân trí phát biểu tại lễ phát động.
Trong buổi phát động, ông Bùi Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Thông tin và quan hệ Công chúng- VNPT, nêu những nét mới trong Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay: Qua 9 năm, TPHCM luôn là đơn vị đứng đầu về số lượng tác giả, tác phẩm tham gia và được giải nhiều nhất. Trong số các trường ĐH tham gia cuộc thi thì đáng chú ý nhất là ĐH Quốc gia TPHCM.
 
Các sản phẩm tiêu biểu của phía Nam đã từng đoạt giải có thể kể đến như: “Sản phẩm Tiếng nói Phương Nam VOS đạt giải ba Nhân tài Đất Việt năm 2009 của thầy Vũ Hải Quân nay đã là PGS Hiệu phó Trường ĐH KHTN - ĐHQG TPHCM; sản phẩm “Mạng thông tin du lịch giải trí Việt nam và thế giới” đã từng đạt giải ba Nhân tài Đất Việt năm 2005 và gần đây nhất là giải Nhất NTĐV 2008 cùng với nhóm SkyDoor. Trưởng nhóm sản phẩm là anh Phạm Hữu Ngôn đã từng là 1 trong 3 đại diện của Việt Nam tham dự vòng chung kết lập trình ACM/ICPC thế giới lần thứ 30 được tổ chức tại thành phố San Antonio, Texas, Mỹ; sản phẩm Phòng thí nghiệm AILab ĐH KHTN TPHCM với tên gọi “Hệ thống trả lời tự đ ộng bằng giọng nói (VIS)”; sản phẩm HelloChao - Công cụ tìm câu đàm thoại Anh Việt, Hệ thống kinh doanh quản lý bán tour của Công ty Vietravel…”
Với vai trò là đơn vị đồng tổ chức suốt 9 năm qua, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Tổng biên tập Báo Dân trí cho biết: “Đồng hành với giải thưởng NTĐV từ 9 năm qua, ngoài tập đoàn VNPT là nhà tài trợ chính thì ban tổ chức luôn được đón nhận sự hỗ trợ tích cực của các nhà tài trợ tiềm năng như Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng An Bình và Hãng hàng không Jet Star Pacific. Năm nay, thêm một số nhà trợ tiềm năng trong lĩnh vực Y dược lần đầu tiên đến với giải thưởng là dược phẩm ECO, SEABank. Từ 5 năm qua còn nguồn tiếp sức đều đặn và rất ý nghĩa của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu tình nguyện góp vào quỹ giải thưởng 100 triệu đồng để Ban tổ chức trao tặng tới một trong các giải thưởng cao nhất về lĩnh vực khoa học.Với tất cả những nguồn tiếp sức đó,  NTĐV xứng đáng là giải thưởng của xã hội. Xã hội tôn vinh những nhân tài từ chính nguồn tài trợ của xã hội. Đặc biệt, các công trình được trao giải sẽ góp phần phục vụ tích cực trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội”.
 Ban tổ chức, giám khảo và các nhóm đạt giải NTĐV các năm trước giao lưu với sinh viên
 Ban tổ chức, giám khảo và các nhóm đạt giải NTĐV các năm trước giao lưu với sinh viên
Có mặt tại buổi giao lưu, PGS. TS Nguyễn Hội Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng Giải thưởng NTĐV tròn 10 năm hình thành và phát triển đã phát hiện hàng trăm nhân tài trong các lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là giải thưởng có uy tín lớn trong khu vực, có đóng góp cho xã hội. Dịp này, ông Nghĩa cũng gửi lời cảm ơn đến các đơn vị đồng tổ chức đã góp phần cho giải thưởng ngày càng phát triển suốt thời gian qua.
Hàng năm, Ban tổ chức đều nhận được hơn 200 tác phẩm đã qua sơ loại để chấm Sơ khảo, trong đó tỷ lệ bài dự thi của khu vực phía Nam luôn chiếm trên 50% tổng số sản phẩm và trong số các sản phẩm đoạt giải đều có sản phẩm của khu vực phía Nam. Cũng từ chính Giải thưởng NTĐV mà hàng trăm sản phẩm công nghệ thông tin đã được đưa vào ứng dụng trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, giải trí, du lịch, quản lý thuế, giao thông vận tải, điều hành doanh nghiệp, thương mại điện tử… thông qua đó, khuyến khích và thúc đẩy đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông – Công nghệ thông tin ngày càng phát triển.
Phát huy các kết quả đã đạt được, tại buổi giao lưu chiều nay, ban tổ chức giải thưởng NTĐV tiếp tục tổ chức giới thiệu Giải thưởng tới những người yêu thích Công nghệ thông tin khu vực phía Nam và đại diện Ban Tổ chức, ban giám khảo và Nhà tài trợ chính VNPT đã giải đáp tất cả những thắc mắc của phóng viên báo chí xung quanh Giải thưởng này.
Đặc biệt, tại buổi Giao lưu phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014, BTC đã trực tiếp nhận sản phẩm nộp dự thi năm nay của nhóm tác giả đến từ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) với sản phẩm “Chip vi điều khiển 8 bit thương mại của Việt Nam SG8V1” tham dự Giải thưởng NTĐV trong lĩnh vực CNTT thành công. Đây là nhóm tác giả đã từng đạt Giải Nhì (giải cao nhất) trong lĩnh vực CNTT của Giải thưởng NTĐV năm 2009.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Dàn diễn viên “Táo quân” lần đầu cùng nhau đóng phim

Nông thôn tiếp tục là đề tài lớn của phim truyền hình
Dàn diễn viên “Táo quân” lần đầu cùng nhau đóng phim
Thể loại chính luận về đề tài nông thôn trong phim truyền hình luôn là một trong những đề tài nóng, nhận được nhiều sự quan tâm của người xem.
Đáp ứng nhu cầu lớn đó, “Bão qua làng” xoay quanh đề tài nông thôn đổi mới, gắn liền với những sự kiện nóng mang tính thời sự như thu hồi đất đai, bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo, quá trình đô thị hóa, những tệ nạn xã hội, sự tha hóa đạo đức…
Tuy vậy, khác với những bộ phim có cùng đề tài trước đây, “Bão qua làng” tìm cho mình một lối đi riêng với hy vọng vừa mang đậm tính chính luận vừa mang sắc thái giải trí, đi vào lòng khán giả bằng cả chất hài và chất bi, để bộ phim sâu sắc, thấm thía nhưng không quá nặng nề.
“Bão qua làng” sở hữu dàn diễn viên đỉnh cao
Bộ phim quy tụ dàn diễn viên rất lý tưởng, họ là những diễn viên nổi tiếng, những tên tuổi kỳ cựu, trong đó đặc biệt có ba diễn viên quen thuộc với chương trình “Táo quân” là NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Công Lý và nghệ sĩ Quang Thắng. Bộ phim hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả xem truyền hình.
Dàn diễn viên “Táo quân” lần đầu cùng nhau đóng phim
Sau nhiều năm vắng bóng trên màn ảnh nhỏ, “ngọc hoàng” Quốc Khánh quyết định sẽ trở lại với vai diễn anh trưởng thôn Lộc ở làng Đợi. Lộc sống một mình với ông bố đã gần 80. Tính tình Lộc gàn dở nhưng tốt bụng. Anh chuyên nhận sửa chữa lặt vặt miễn phí cho dân làng.
Đứng trước không khí sôi sục của cuộc bầu cử trưởng thôn, Lộc coi mình như kẻ ngoài cuộc. Cái chức “mõ làng” bao năm không ai để ý, nay bỗng đắt giá vì làng Đợi sắp trở thành thành phố vệ tinh.
Dàn diễn viên “Táo quân” lần đầu cùng nhau đóng phim

Dàn diễn viên “Táo quân” lần đầu cùng nhau đóng phim
Hàng loạt ứng viên cho chức trưởng thôn cùng cạnh tranh. Vào phút cuối, kẻ ngoài cuộc như Lộc lại thành “át chủ bài”. Chiến dịch tranh cử trưởng thôn là một trong hai mạch chính của phim, “cười chảy nước mắt” và cũng “cười ra nước mắt”.
Dàn diễn viên “Táo quân” lần đầu cùng nhau đóng phim
Mạch thứ hai mang đậm chất bi, xoay quanh anh nông dân Đận (Công Lý). Đận vốn là người nông dân hiền lành, chất phác, muốn làm kinh tế nên Đận bán hết nhà cửa để thuê đất của xã làm mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng.
Khi con đường liên tỉnh chạy qua trang trại nhà Đận, những kẻ xấu được tiếp tay bởi một số cán bộ biến chất, trong đó có ông Phó Chủ tịch xã - Lượng (Quang Thắng), họ đã toan chiếm đoạt khu trang trại của vợ chồng Lận - Đận. Đận rơi vào tình cảnh bị bần cùng hóa, bị “Chí Phèo hóa”, anh có những cách đáp trả rất tiêu cực.
“Bão qua làng” liệu có làm nên chuyện?
“Bão qua làng” liệu có làm nên chuyện?
Bên cạnh những éo le, khốn khổ, những đau thương, bần cùng trong đời sống vợ chồng người nông dân Lận - Đận, cuộc bầu cử trưởng thôn sẽ đem lại cho phim những tình huống vui tươi, hài hước, khắc họa đúng cách nghĩ cách làm của người dân làng quê Việt Nam trước chuyện “bầu bán”, với ý nghĩ đã ăn sâu bén rễ trong không ít người dân - “một người làm quan, cả họ được nhờ”.
“Bão qua làng” liệu có làm nên chuyện?
Phim có hai mạch truyện cùng song hành, vừa đối lập bi - hài, vừa bổ trợ, tương hỗ cho nhau: chất hài trong cuộc bầu cử trưởng thôn và chất bi trong số phận người nông dân bị bần cùng hóa. Theo đó, hai vai chính lần lượt được giao cho Quốc Khánh (trưởng thôn Lộc) và Công Lý (anh nông dân Đận).
Đã lâu không xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, lý giải cho lần tái xuất này, “ngọc hoàng” Quốc Khánh chia sẻ: “Tôi đã tham gia khá nhiều phim về đề tài nông thôn, thời gian gần đây, tôi ít tham gia hơn vì phim truyền hình dài tập yêu cầu thời gian gắn bó với đoàn khá lâu. Với tôi, điều đó sẽ rất hạn chế, có thể sẽ gây khó cho đoàn, vì còn nhiều công việc khác ở cơ quan, vì vậy tôi tham gia ít hơn. Khi đọc kịch bản Bão qua làng, tôi thấy phim nhẹ nhàng, không đao to búa lớn, cách làm đó khiến tôi rất thích…”
“Bão qua làng” liệu có làm nên chuyện?
Sự “nhẹ nhàng, không đao to búa lớn” đó được coi là nét mới khác biệt, là lối đi riêng của “Bão qua làng” với hy vọng thể loại chính luận về đề tài nông thôn sẽ được “mềm hóa” với đầy đủ những sắc thái chân thật nhất.
Bên cạnh đó, dàn diễn viên “ngôi sao” ngay từ đầu đã đem lại lợi thế lớn cho phim. Đáng lẽ, bộ phim chỉ mất 3-4 tháng để quay nhưng vì quy tụ nhiều diễn viên “ngôi sao” với những lịch làm việc dày đặc nên phim đã phải mất tới 6-7 tháng thực hiện.
Hiện tại, “Bão qua làng” có thể coi là “bom tấn” của phim truyền hình Việt Nam trong năm nay, chưa kể, phim sẽ được phát sóng trong khung giờ vàng. Liệu “Bão qua làng” có làm nên chuyện trong mùa hè này?

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

MỘT NGƯỜI DUY NHẤT ĐÃ TRÚNG JACKPOT

Được tích lũy từ ngày 4/4/2014, cuối cùng giải Jackpot xổ số tự chọn Mega Millions đã tìm được chủ nhân vào kỳ quay thưởng ngày 20/5/2014 vừa qua.

trung_xo_so_149_trieu
Cửa hàng White Oak nơi bán chiếc vé trúng thưởng – nguồn post-gazette.com
Người chơi duy nhất dành chiến thắng đã mua chiếc vé tại cửa hàng White Oak Gas & Grocery  trên khu 1.100, Fawcett Avenue, McKeesport , Allegheny County, Pennsylvania . "Tôi nhận được một cú điện thoại lúc 9 giờ sáng và họ nói rằng chúng tôi đã bán vé giành cho 149,000,000 USD ," quản lý cửa hàng cô Alicea Jeffcoat nói. "Tôi rất vui mừng cho dù ai giành chiến thắng." Cửa hàng sẽ nhận được 100.000 USD vì đã bán chiếc vé trúng thưởng.
 
Chiếc vé trúng thưởng bao gồm các con số 10-40-63-64-69 , và Megaball 07. Theo luật tại Pennsylvania, người chơi có 1 năm để đến nhận giải thưởng của mình. Đây là giải Jackpot xổ số tự chọn Mega Millions đầu tiên được bán ở Pennsylvania kể từ khi bang này tham gia bán vé của trò chơi đa bang này từ năm 2010. Đối với trò chơi xổ số Powerball, kể từ khi tham gia năm 2002, đã có 17 giải Jackpot được bán ở đây.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

LỊCH SỬ XỔ SỐ THẾ GIỚI PHẦN II: HOẠT ĐỘNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÁC CÔNG TY XỔ SỐ

Từ khi ra đời cho đến nay, ngành xổ số đã có nhiều thay đổi trong việc tổ chức hoạt động của mình. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới có kinh doanh xổ số theo hình thức nhà nước hoặc tư nhân điều hành.

 
Đợt bốc thăm mở thưởng xổ số  thử nghiệm đầu tiên tại Mỹ vào năm 1917 - Nguồn ảnh Wikimedia Commons
Cấp phép hoạt động kinh doanh xổ số
Từ những năm 1500 đến 1900, nhiều hoàng đế ở châu Âu đã cho phép tổ chức kinh doanh xổ số dưới hình thức tư nhân hoặc do nhà nước quản lý. Sau chiến tranh thế giới II, nhiều chính phủ ở châu Âu đã cấp phép cho các hiệp hội thể thao tư nhân được kinh doanh cá cược thể thao.
New Hampshire là bang đầu tiên của Mỹ cấp phép kinh doanh xổ số vào năm 1963 sau gần mười năm tranh luận. Và kể từ đó, xổ số nhanh chóng trở thành nguồn thu lớn cho ngân sách của chính phủ. Năm 1967, sau cuộc trưng cầu dân ý, New York đã bắt đầu cho phép kinh doanh loại xổ số truyền thống với kết quả dựa trên kết quả đua ngựa. Trong suốt những năm 1970, xổ số đã được mở rộng ở Bờ Đông nước Mỹ với việc 11 bang của Mỹ đã cấp phép chơi xổ số. Sản phẩm kinh doanh lúc này chủ yếu bao gồm 3 loại chính là xổ số truyền thống, xổ số cào và quay số hàng ngày. Lotto được ra mắt vào cuối những năm 1970.
Những năm 1980, xổ số đã lan đến Miền Trung Tây và Miền Tây với viêc 18 bang cho phép kinh doanh xổ số. Đây cũng là thập kỷ đánh dấu việc cấp phép kinh doanh các trò dãy số và lotto trực tuyến, nhằm giúp cho các nhà điều hành xổ số có thể cải tiến trò chơi hoặc thử nghiệm các phân đoạn trò chơi mới một cách dễ dàng hơn. Và vào những năm cuối thập kỷ này, công ty xổ số Nam Dakota đã thành công trong việc thử nghiệm hệ thống xổ số video đầu tiên trên thế giới. Trong hai thập kỷ sau đó đã có thêm nhiều bang thông qua viêc kinh doanh xổ số và tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn bảy bang chưa cấp phép kinh doanh xổ số là Alabama, Alaska, Hawaii, Mississipi, Nevada, Utah và Wyoming.
Mô hình tổ chức xổ số
Hiện trên thế giới có ba mô hình tổ chức kinh doanh xổ số bao gồm chính phủ điều hành, các công ty hoặc tổ chức của nhà nước điều hành hoặc chính phủ cấp phép cho các công ty tư nhân điều hành.
Hiện tại, mô hình chính phủ điều hành vẫn là mô hình phổ biến nhất trên thế giới. Ở châu Âu, hầu hết các công ty xổ số được thành lập từ những năm 1600 – 1900 và đến nay vẫn tiếp tục hoạt động như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan đều là những công ty nhà nước. Ngày nay, hầu hết các bang ở Mỹ thường hoạt động kinh doanh xổ số dưới hình thức là các cơ quan nhà nước.
Ở một số nước khác các công ty xổ số được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước nhưng sau đó được tư nhân hóa. Ví dụ Công ty xổ số ở New South Wales (Australia), ban đầu là do nhà nước quản lý nhưng sau đó được tái cơ cấu và hoạt động như một doanh nghiệp xổ số. Ở Áo, chính phủ đã không còn điều hành hoạt động xổ số từ những năm 1700 và giao quyền điều hành cho một tập đoàn tư nhân. 
Mô hình tổ chức thứ hai là các công ty “bán nhà nước”. Những công ty này có mỗi liên quan chặt chẽ với chính phủ nhưng được cho phép hoạt động theo mô hình một doanh nghiệp hơn là một cơ quan của nhà nước. Những công ty này sẽ được tổ chức kinh doanh một cách linh động hơn và không phải tuân theo các quy định, hạn chế đặc trưng của các cơ quan nhà nước. Ví dụ, những công ty này có thể đưa ra một mức lương cao hơn để thu hút nhân lực, có thể không phải tuân thủ các quy tắc chặt chẽ về đấu thầu và mua sắm như các cơ quan nhà nước. Đứng đầu những công ty này thường là Chủ tịch hoặc CEO và có Ban Tổng giám đốc và bộ máy lãnh đạo thường nắm quyền điều hành trong thời gian dài chứ không theo nhiệm kỳ.
Một nhánh khác của các công ty “bán nhà nước” là các công ty lotto và cá cược thể thao. Những công ty kiểu này thường chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước và phần lớn doanh thu được sử dụng cho các mục đích tốt đẹp.
Kiểu mô hình tổ chức thứ ba là các công ty tư nhân được cấp phép kinh doanh xổ số. Công ty tư nhân kinh doanh xổ số lâu đời nhất đến nay vẫn còn hoạt động là Tattersalls Sweeps Consultation tại Victoria, Australia. Công ty trở thành doanh nghiệp xổ số chính thức của Tasmania vào năm 1897 khi thượng viện ở đây cho phép hoạt động kinh doanh xổ số. Năm 1953, Công ty đã được chính phủ bang Victoria cho phép tổ chức kinh doanh xổ số tại đây, đổi lại công ty phải chuyển 1% lợi nhuận cho chính phủ và sau mỗi 7 đến 10 năm, chính phủ sẽ cấp mới giấy phép cho công ty. Ở Đức, phần lớn các công ty cá cược thể thao và lotto là các công ty tư nhân. Năm 1994, chính phủ Anh đã trao đặc quyền kinh doanh trị giá hàng triệu dollar cho công ty Camelot để vận hành hoạt động xổ số ở Công ty Xổ số quốc gia Anh và đổi lại Camelot sẽ nhận được một phần từ doanh thu xổ số.